Quyền Anh là một môn thể thao toàn diện, tấn công và phòng thủ là kỹ thuật rất quan trọng. Tuy nhiên, do đặc thù về kỹ thuật tự vệ nên mọi người thường đánh giá sai về tầm quan trọng của nó.
I. Kỹ thuật đỡ:
Là kiểu tự vệ đơn giản nhưng vững chắc, có thể đỡ các cú đấm ở mọi cự ly, duy trỳ tốt khoảng cách để phản công.
1. Dùng bàn tay phải để đỡ: Dùng để đỡ các đòn đấm thẳng, xốc, móc
Từ vị trí chuẩn bị, đưa tay phải ngược chiều với cú đấm (10-15cm), bàn tay mở cản cú đấm, đồng thời dùng chân phải đẩy trọng tâm lên chân trái
Khoảng cách đỡ phải chính xác, gần quá sẽ không cản được cú đấm, xa quá sẽ không cản được cú đấm tiếp theo.
Không được quay người tránh cú đấm, không ngẩng cao đầu, không nhắm mắt
2. Dùng bàn tay trái để đỡ:
Dùng để đỡ các đòn đấm xốc trái vào đầu, than
Kỹ thuật giống như đỡ bằng tay phải, nhưng phải chuyển trọng tâm sang phải để tổ chức phản công.
3. Dùng cẳng tay phải để đỡ:
Dùng để đỡ đòn móc trái vào đầu.
Khi đòn móc trái tiếp cận, chuyển trọng tâm cơ thể sang trái, than xoay về trái tạo điều kiện phản công tay trái; lòng tay phải mở rộng giơ cao che thái dương phải (cách 10-15cm), cúi đầu xuống, tỳ cằm sát xương đòn trái.
Không được quay người tránh cú đấm, không ngẩng cao đầu, không nhắm mắt
4. Dùng cẳng tay trái để đỡ:
Dùng để đỡ cú móc phải vào đầu
Kỹ thuật tương tự dùng cẳng tay phải, nhưng trọng tâm quay phải để tổ chức phản công.
5. Gập khuỷu tay phải để đỡ:
Dùng để đỡ các cú đấm thẳng, móc, xốc trái vào than
Tay phải gập lại ở khuỷu và đặt gần người, chuyển trọng tâm sang trái, than hơi xoay trái, tay phải mở bảo vệ cằm.
Phản công chớp nhoáng bằng tay trái
6. Gập khuỷu tay trái để đỡ:
Tương tự như gập khuỷu trai phải
II. Kỹ thuật gạt
Dùng để gạt các đòn đấm thẳng, dùng cẳng tay đẩy làm chệch hướng cú đấm và lập tức phản đòn
1. Gạt bằng tay phải :
Dung để gạt cú thẳng trái vào đầu
Dùng cẳng tay từ phải qua trái đẩy mạnh vào tay đấm đối phương, dồn trọng tâm sang phải và phản công tay trái
2. Gạt bằng tay trái :
Dùng để gạt cú đấm thẳng phải vào đầu
Kỹ thuật tương tự như gạt tay phải.
III. Kỹ thuật nhảy lui
Đây là kỹ thuật sử dụng sự linh hoạt của hai chân đưa mình tránh khỏi phạm vi cú đấm của đối phương. Đánh giá đúng cự ly và tấn pháp linh hoạt là những yếu tố quan trọng nhất.
IV. Kỹ thuật nghiêng người
Khi nghiêng than về một phía, đầu chuyển dịch tránh cú đấm và phải kết hợp phản công ngay.
Rất hiệu quả khi đối phó với các cú đấm thẳng
Dạng tự vệ này rất hiệu quả, có thể đồng thời phản công nhưng khá mạo hiểm
1. Nghiêng sang phải :
Khi cú đấm gần đến, chùng chân, cúi thấp nghiêng người sang phải chếch lên trước, trọng tâm lên chân phải, dùng tay phải và vai trái che đầu. Kết hợp cú đấm móc trái vào thân ngay lập tức
Không nghiêng người quá sớm, không nghiêng quá nhiều, khi nghiêng hai tay phải ở tư thế phòng thủ-chuẩn bị phản công
2. Nghiêng sang trái :
Kỹ thuật giống nghiêng sang phải nhưng đổi hướng và phản công bẳng móc phải vào thân.
V. Kỹ thuật lặn
Đây là kỹ thuật tránh đỉnh cao nhất của quyền Anh, tất cả các võ sĩ quyền Anh thi đấu đều phải thành thạo, rất hiệu quả đối với cú móc, hai tay được tự do để tổ chức phản công.
Kỹ thuật này khó, cần tập thành thạo mới áp dụng thi đấu
Chú ý:
– Không đưa đầu ra khỏi đường thẳng thân đứng phía trước
– Giữ thân ở vị trí cố định để có thể nhanh chóng dễ dàng tổ chức phản công
– Hai tay che cằm
– Lặn nhẹ nhàng, không gắng gượng cố sức
1. Lặn sang trái :
Dùng để tránh cú móc phải vào đầu
Khi cú móc phải đến, chùng gối, cúi thấp, nghiêng người sang trái luồn dưới cú đấm đối phương.
Tiếp túc xoay trái đứng lên, đẩy mạnh chân sau, chuyển trọng tâm sang chân trái tung cú xốc phải cực mạnh vào thân đối phương, ngay lập tức xoay người trở lại tung cú móc trái vào đầu hạ knock-out đối phương.
2. Lặn sang phải :
Dùng để tránh có móc trái vào đầu, kỹ thuật tương tự hụp lặn sang trái.