Home / MÔN VÕ TÔI YÊU / JUDO / Người khiếm thị được thoả niềm đam mê võ thuật

Người khiếm thị được thoả niềm đam mê võ thuật

Những nụ cười, giọt nước mắt trên thảm đấu là các cung bậc cảm xúc mà các VĐV Judo khiếm thị được trải nghiệm tại Giải Vô địch Judo Người khiếm thị TP.HCM 2019. Nơi đây, họ đã được thoả niềm đam mê võ thuật qua đó thêm động lực giúp họ vững chí vượt qua nghịch cảnh cuộc sống.

Giải Vô địch Judo Người khiếm thị TP.HCM đã khai mạc vào sáng 11/5 tại Nhà tập luyện Phú Thọ. Tham dự giải có 57 VĐV đến từ 5 đơn vị, trong đó có 49 VĐV tham gia thi đấu cá nhân, 8 cặp thi đấu kỹ thuật ở 17 hạng cân cá nhân, 1 nội dung thi đấu kỹ thuật. Sau 15 năm phổ biến, phong trào judo khiếm thị TP HCM đã đóng góp hơn 2000 võ sĩ cho Bộ môn. Giải đấu này là cơ hội tuyển chọ các VĐV vào ĐTQG Paragames 2019, sẽ diễn ra ở Philippines vào cuối năm nay.

cac VDV lam dieu truoc khi thi

Các VĐV được tình nguyện viên "làm đẹp" trước khi bước vào trận đấu

Các VĐV được dẫn ra khu vực thi đấu

Trọng tài hướng dẫn cho các VĐV trước khi trận đấu bắt đầu

thang hay thua van cuoi

Nụ cười vui vẻ của nữ võ sĩ sau khi thực hiện đòn đánh

1 VDV khoc sau khi thua tran 2

Nữ võ sĩ nhí bật khóc sau khi để thua

chamsocvdv

Nam võ sĩ mệt lả sau trận đấu được bác sĩ chăm sóc

Giải đấu là một hoạt động thường niên bắt đầu từ năm 2004 do Sở VH&TT TP.HCM phối hợp với Liên đoàn Judo TP HCM tổ chức. Đây là cơ hội để các võ sĩ Judo khiếm thị có thể tham gia tranh tài với nhau, giao lưu học hỏi và cũng để các võ sĩ tăng cường thể lực và kỹ thuật thi đấu. Bên cạnh đó, mục đích chính đó là thông qua giải đấu, ban tổ chức sẽ lựa chọn những vận động viên có tố chất, có khả năng đưa vào huấn luyện chuyên nghiệp, tham gia các sự kiện quốc tế hàng năm.

Ông Bùi Khắc Lâm – Quyền Chủ tịch Liên đoàn Judo TP.HCM trao thưởng cho các VĐV

Ông Bùi Khắc Lâm – Quyền Chủ tịch Liên đoàn Judo TP.HCM cho biết: “Giải đấu là một sân chơi bổ ích cho các võ sĩ Judo khiếm thị. Định hướng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ áp dụng một hình thức thi đấu mới cho các vận động viên khiếm thị, có thể gọi là thi đấu hòa nhập. Các vận động viên khiếm thị sẽ đấu với một đối thủ là một VĐV bình thường nhưng được bịt mắt, như vậy thì giữa cả hai sẽ có sự cảm thông, chia sẻ với nhau, đồng thời các VĐV khiếm thị cũng sẽ học hỏi thêm được những kinh nghiệm, kỹ thuật.

trao-huy-chuong-9 Trao-huy-chuong1 trao-huy-chuong4

Lê Giang

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *